Trang

6 thg 7, 2022

Cơn Mưa Thoáng Qua...Hậu Quả Bao La! (Phần 1)

Phần 1: Những trăn trở

Tiêu đề bài viết này cũng là một đề tài mà tôi đã mất đến hơn 15 năm nghiền ngẫm: tại sao chỉ bị mắc một cơn mưa mà lại có những hậu quả đáng tiếc như thế? Câu chuyện để bắt đầu đề tài này xuất phát từ chuyến công tác Kontum của tôi. Tôi được một anh chị quen – vốn là họa sỹ làm mặt nạ nổi tiếng hàng đầu ở Hội An - mời đến nhà ăn cơm và nhờ xem bịnh cho cháu gái. Lúc đó, cháu đã hôn mê và bị cứng tất cả các khớp. Sau khi xem mạch và hỏi rõ nguyên nhân, trên đường về tôi vô cùng trăn trở tìm phương án để giúp cháu đỡ đau đớn vặn người trong vô thức. Trong bịnh án BVĐHYD kết luận, bịnh nhân sốt cao không rõ nguyên nhân gây nhũng não. Sau 2 tháng ở bịnh viện, gia đình đành đưa cháu về vì không còn cách điều trị. Những người bạn chung phòng trọ của cháu kể lại vắn tắt: cháu đi dạy kèm về bị mắc trận mưa lúc 5-6g chiều, vài tiếng sau thì cháu bắt đầu sốt, các bạn ra tiệm thuốc tây mua thuốc hạ sốt cho cháu nhưng không hạ sốt được. Các bạn thấy cháu nói nhảm nên đưa đi bịnh viện, và từ đó cháu không bao giờ tỉnh dậy nữa mà chỉ sống thực vật.

Về đến Sài Gòn, trong khi tôi tiếp tục suy nghĩ về nguyên nhân gây ra bịnh của cháu thì khoảng 15 ngày sau, tôi nhận thêm một tin buồn. Anh bạn dạy cùng trường do không đem theo áo mưa nên đã dầm mưa chạy về nhà để kịp ca dạy buổi tối. Khuya đó anh bị tai biến mất trong giấc ngủ. Tôi thật bàng hoàng khi nhận thêm tin buồn như vậy. 

Một năm sau, con của một anh bạn thân cũng mắc một cơn mưa sáng sớm sau khi đưa mẹ đi làm. Cơn mưa tưởng chừng thoáng qua nên lúc về nhà  cháu chỉ lau người thay đồ rồi leo lên giường ngủ tiếp. Vậy mà 3 ngày sau cháu trở thành người vẫn còn nhận thức nhưng tay chân cứng đờ không cử động được nữa. Rồi cháu yếu dần và sau đó đã trở về với đất mẹ!

Những ca bịnh bất thường sau khi trải qua một cơn mưa bất chợt như thế cứ ám ảnh tôi trong một thời gian dài, len lỏi cả trong giấc ngủ. Tôi quyết định xem xét một cách khoa học liệu có sự liên hệ nhân quả nào giữa việc bị mắc mưa và những chứng bịnh nguy hiểm phát ra sau đó không. Với những kiến thức y khoa truyền thừa và nhiều môn Đông phương học, cùng một số lý thuyết y học hiện đại, nguyên lý từ trường, điện ly sinh hóa, tôi thử đi tìm nguyên nhân. Sau nhiều năm, tôi đã nhìn ra được lằn ranh mà y học cận lâm sàng khó có thể thấy được do triệu chứng bịnh chưa rõ ràng, thế nhưng khi triệu chứng đã rõ ràng thì thật sự đã quá muộn!

Bịnh lý này được nhìn rõ hơn trong y học cận thiên nhiên dựa trên những đường dẫn truyền năng lượng sinh học hay còn gọi là kinh lạc, các điểm tiếp xúc năng lượng giữa bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài để cân bằng năng lượng sinh học hay còn gọi là huyệt đạo. Cơ chế y học này cho ta cái nhìn sâu sắc hơn trong việc tìm nguyên nhân tạo ra bịnh một cách tổng thể. Còn việc điều trị thì tùy theo hiện tượng mà biện chứng với những cơ sở lý luận y khoa nhất định. Những lý luận cận lâm sàng đó và hệ thống y học cận thiên nhiên sẽ được tôi mổ xẻ ở phần 2 của loạt bài này. 

Xin trân trọng kính chào các bạn đọc đã theo dõi thông tin!

(Bài viết dựa trên những nỗi trăn trở và kinh nghiệm của Tác giả "Tuỳ Phong Phi Vân")

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét