Trang

23 thg 12, 2022

Quay lại chủ đề sức khoẻ - chiến lược ít hao tốn nhưng hiệu quả

 Quay lại chủ đề sức khoẻ - chiến lược ít hao tốn nhưng hiệu quả

    Ngày nay, cuộc sống hiện đại, dòng đời trôi nhanh đôi lúc mình chưa kịp nhận điều gì thì cảnh trí đã thay đổi. Cuộc sống làm cho chúng ta phụ thuộc hoàn toàn và những điều kiện sống tưởng chừng tốt hơn, hoàn hảo hơn cha ông chúng ta ngày xưa, nhưng chỉ số về hạnh phúc thì chưa hẳn vậy. Nào là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ,…nhiều loại bảo hiểm khác nữa để đảm bảo an toàn khi rủi ro xảy đến với cuộc sống mình, nhưng mặt khác nhiều loại bảo hiểm hiện nay đã cảnh báo cho chúng ta: “cuộc sống của chúng ta có quá nhiều rủi ro và lo toan”.

    Sự thật không ai muốn một rủi ro nào đó đến với mình và sau đó bảo hiểm sẽ thanh toán, nhất là sức khoẻ, tốt nhất là đừng phải vào bịnh viện mặc dù chúng ta đầy đủ các điều kiện về mặt bảo hiểm vật chất. Chiến lược hay nhất vẫn là làm sao đừng có bịnh xảy ra để cuộc sống mãi thanh xuân, vui vẻ. Sau nhiều biến cố trong xã hội trong thời gian vừa qua, tôi đã đề xuất chiến lược “phòng bịnh hơn chữa bịnh” bằng các biện pháp khí công, sấy huyệt khi cơ thể mệt mỏi và PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH ĐIỀU DƯỠNG BẰNG CÁCH CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH ĂN UỐNG.

1.      Luyện tập khí công để tăng nội khí bằng các bài hít thở đơn giản, cùng với động tác dẫn khí vào kinh lạc.

2.      Phơi nắng sớm để cơ thể tăng cường hấp thụ nguyên khí để cơ thể tự điều dưỡng và tự hấp thụ các loại Vitamin, các nguyên tố vi chất mà cơ thể chỉ có thể hấp thụ khi có đủ nắng và không có cách nào khác bổ sung, và cứ tự nhiên phơi đừng sợ những gì gần đây có thông tin khuyến cáo “phơi nắng không được gì mà tăng yếu tố gây ung thư da…hoặc hãy uống bổ sung vitamin D3 chứ không cần phơi nắng”. Thật sự riêng bản thân tôi không tin những thông tin này, dù ai có chửi rủa tôi, tôi vẫn tin lẽ vận hành của trời đất.

3.      Uống nhiều nước, cân bằng điện giải khi làm việc ra nhiều mồ hôi mất nước.

4.     Giải độc các chất có gốc oxy hoá tự do trong cơ thể bằng cách: dinh dưỡng bổ sung giàu flavonoid có nhiều trong trái cây, rau củ để cân bằng năng lượng và trung hoà các gốc oxy hoá tự do lang thang trong cơ thể gây ra sự lão hoá và muôn vàn bịnh tật sau này.

5.     Dùng các loại trà xanh có một chút gừng vào buổi sáng (nếu cơ thể của bạn không bị mẫn cảm gây mất ngủ) để tăng nội khí và tỉnh táo, hoặc một cốc cà phê sữa (phải đúng là cà phê chứ không phải những thứ có màu như cà phê),…

6.    Thường xuyên dùng trà thảo mộc Đồng Dao khi mệt mỏi hoặc bị trúng mưa, hoặc mất cân bằng nội khí, mà tốt nhất một ly trà sữa Đồng dao nóng. Khi ấy bạn sẽ cảm nhận được ngay sự tan biến của mệt mỏi.

    Với những phương án nêu trên, tự tôi và những bạn bè thân cận, đã và đang dần dần rời xa những thứ bịnh thường nhật, cũng như yên tâm sống khỏe trước những bịnh tật tích lũy do sự sinh hoạt quay cuồng theo cuộc sống hiện đại, mà chúng ta không kịp giải chúng ra ngoài cơ thể, và sự tích luỹ đó tạo ra những bịnh chứng nặng nề phải dùng đến những tờ giấy bảo hiểm đầy khắc nghiệt kia. Và theo tôi chiến lược tự chủ động chăm lo sức khỏe cho mình hiện tại để bớt phải tốn kém cho mình và gia đình sau này là một chiếc lược tốt, để tôi và bạn-những người yêu quý cuộc sống thiên nhiên và tôn trọng sức khoẻ nên thực hiện, ngay từ bây giờ chứ còn chần chờ gì nữa.

(Ngày 23-12-2022, Tùy Phong Phi Vân)

13 thg 12, 2022

Trà Đồng dao một năm nhìn lại

 Trà Đồng dao một năm nhìn lại

    Đã đến lúc tôi kể cho quý bạn đọc về một trăn trở từ rất lâu, và bây giờ đứa con tinh thần đã thành hình – Trà thảo mộc Đồng dao.

    Đầu năm 1997 tôi có điều kiện làm việc với phân viện kiểm nghiệm dược phẩm Bộ Y tế ở phía nam, được các anh em chuyên gia về hoá dược trong lúc trà dư tửu hậu nói về những chuyện trong ngành thuốc Việt nam, lúc bấy giờ ngành y tế Việt nam còn được bao cấp và sự xã hội hoá ngành này chưa nhiều; các dược sỹ hàng đầu, đầy nhiệt huyết, các nghiên cứu với số máy móc lạc hậu ít ỏi nhưng phải nói các bậc thầy đó đã làm dấy lên trong tôi những suy nghĩ nhiều về những cây cỏ dược liệu có trong thiên nhiên, mà Việt nam là một nước có điều kiện nhiệt đới ẩm với sự giao mùa khắc nghiệt nhất là các tỉnh miền trung khô cằn “chó ăn đá gà ăn sỏi”, những cao nguyên màu mỡ, và dân chúng ta đang sống trên một núi dược liệu quý, hiếm. Nhưng ôi thôi thật lạ lùng, dân ta dùng cây cỏ truyền miệng một cách cả tin, thêm phần chút huyền bí. Những người có điều kiện nghiên cứu về mặt tri thức thì lại thiếu thốn về mặt phương tiện, sự hỗ trợ từ phía nhà nước lúc đó còn rất eo hẹp. Và tôi, lúc đó thật may mắn, được học về máy móc tự động hoá, nhất là những thiết bị ngành y, dược, hư hỏng không có người sửa, tôi mày mò sửa từ máy đếm khuẩn lạc, hiệu chỉnh phần mềm cho các máy sắc ký giao tiếp với máy tính, khi đó phần mềm còn thô sơ có thể dịch ngược để coi nhà sản xuất họ viết gì để hiệu chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thiếu thốn lúc đó.

    Niềm đam mê càng được vun đắp hơn khi những kiến thức y khoa vỡ lòng của y học cận thiên nhiên (tạm gọi là y học cổ truyền hay y học truyền thừa cận thiên nhiên) từ mẹ tôi qua những bài hò vè và sự phân tích rất nôm na dễ hiểu theo cách của bà về kinh dịch, khí công, y học dưỡng sinh, một cách tiếp cận lạ lẫm chỉ với Âm-Dương, Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ, Khí-Huyết. Với một vài cây kim, hoặc một mảnh kim loại mài bén chích lấy một chút máu khi sốt lại có khả năng phục hồi cho những cậu bé hiếu động như tôi và nam phụ lão ấu trong vùng khi có bệnh thì đến nhờ bà. Với vài nắm lá xông, giã ra uống…bà đã đưa tôi vào một niềm đam mê cây cỏ hồi nào chính tôi cũng không biết. Đến khi cậu ruột tôi đi học tập cải tạo về vì ông là một sỹ quan của chế độ VNCH, ông có chức vụ khá cao nên ông là những người ra sau cùng, ở trong trại, ông được cán bộ quản giáo rất trọng dụng và cho làm ở trạm xá vì những kiến thức y học truyền thừa từ ông ngoại tôi, một quan ngự y triều đình nhà Nguyễn. Ông ở chung với các sỹ quan quân y cùng chung trại, trong những thời khắc khó khăn thiếu thốn, các nhân sỹ ấy đã ngồi lại tìm ra những phương pháp chữa bệnh cho bạn tù, các cán bộ, bằng những thứ cây cỏ và những phương thức cổ truyền. Tôi được học một cách bài bản có hệ thống lý luận vững chắc về y học cổ truyền, và kết hợp với những lý luận hình thái hoá học, vật lý và những tính kết hợp toán học, những mớ lý thuyết đó không còn hỗn độn mơ hồ mà là cả một chân trời khoa học rộng mở từ y học từ trường, y học nano, y học môi trường và CÒN HƠN THẾ NỮA. Càng đào sâu, càng thấy vi diệu. Từ đó tôi mới mở rộng tầm nhìn về một hệ thống y học hoàn chỉnh, với những lý luận xác đáng chính xác, và có hơn 6000 năm tích luỹ kiến thức.

    Nãy giờ, tôi hơi lan man một tí, bây giờ tôi vào vấn đề trà điều dưỡng, tôi nhắc lại là trà điều dưỡng chứ không phải là thuốc nhé. Sau một thời gian làm việc với máy móc y tế và kiểm nghiệm khai thác dược liệu, tôi mới thấy dân ta lạm dụng dùng thuốc, thuốc tây, thuốc tàu, thuốc truyền miệng vân vân và vân vân…cứ nhức đầu, xổ mũi thì cứ ra thẳng tiệm thuốc mua một liều bao gồm kháng sinh, giảm đau hạ sốt một cách vô thưởng vô phạt. Đau đầu khi quá chén với những thứ beer, rượu còn nhiều dư lượng metanol, fufuron, andehide. Những dư lượng này gây ngộ độc làm cho ngưng trệ quá trình giải độc trong cơ thể làm cho cơ thể đau nhức, các chất độc này đào thải qua gan, ấy vậy mà họ sẵn sàng uống một vốc thuốc giảm đau lại là một thứ đào thải qua gan, thông thường những chất giảm đau sẽ tác động vào cơ chế hoạt động của gan để làm giảm co thắt, tác động lên gan rất rất nhiều, tôi nhận ra nếu dân ta cứ sử dụng vô tội vạ thế này thì hậu quả không chỉ cho chính người dùng thuốc đó mà còn là một gánh nặng cho xã hội sau này – những chứng bệnh sẽ phát sinh do lạm dụng thuốc gây ra lờn thuốc.

Rồi nữa, những bà mẹ đang cho con bú, khi gặp đổi thời tiết, các bé sụt sịt, bằng một cách nào đó, các bác sỹ bây giờ cũng muốn các cháu mau lành bệnh nên cho thuốc cũng khá nặng tay, và sau đó các bé làm bạn với bệnh viện và các chứng viêm nhiễm không dứt. Sự thật thế nào? Tôi trăn trở miên man với những hiện tượng tưởng bệnh lý như vậy.

    Rồi đến dịch covid ập đến với nhiều thông tin chồng chéo hoang mang cả một xã hội, sự lúng túng đối phó đại dịch một cách phụ thuộc của các cấp chính quyền, thật sự tôi bối rối, tôi tự nhủ mình phải tìm hiểu sâu về cơ chế lây lan bệnh này dưới giác độ y học truyền thừa mà tôi được học nghiên cứu, sự liên lạc nó với những khái niệm y học cận lâm sàng. Cơ chế lây nhiễm virus, nó biến tế bào của chính người bị xâm nhập thành căn cứ của nó, chứ bản thân nó không tự sinh ra được. Từ những nhìn nhận đó tôi mới hiểu, nâng thể trạng, phòng lây nhiễm là cách thức và là chiến lược tốt nhất để phòng tránh Covid.

    Từ khi phát hiện ra việc sử dụng các thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm một cách vô tôi vạ của dân mình, tôi đặt cho tôi một câu hỏi: Có cách nào khác không? Và sau nhiều năm tôi hướng phương pháp điều dưỡng cân bằng cơ thể giải độc bằng những thứ thảo mộc xung quanh cuộc sống của chính bà con mình, cách thức tốt nhất là bù năng lượng và nâng thể trạng, tôi vận dụng tìm công thức, chiết xuất bằng nhiều cách, sau đó nhờ đến các công ty dược phẩm để dân mình bớt phụ thuộc vào sản phẩm hoá dược, nhưng họ nhìn vào khía cạnh lợi nhuận, còn tôi lại ngây thơ nhìn vào khía cạnh khác đó là sức khoẻ, giá sao cho người bình dân có thể tiếp cận được, và chúng tôi đã không gặp được nhau trong sự hợp tác đó. Sau nhều năm cho đến khi cả xã hội quay cuồng trong cơn dịch thế kỷ, tôi mới quyết định làm ra trà phát miễn phí cho các khu nhiều người nhiễm bệnh bên cạnh những túi gạo, đồ ăn mà chúng tôi góp nhặt được từ những nhà hảo tâm, và kết quả ngoài sự mong muốn.

    Sau mùa dịch, bạn bè và đồng nghiệp khuyên tôi đưa phương pháp cân bằng này ra cho đại chúng, và từ đó hơn 1 năm nay trà Đồng dao ra đời, hi vọng cung cấp một phương pháp điều dưỡng sức khoẻ để tránh bớt những “tác dụng phụ” của việc lạm dụng thuốc, cũng như tự điều dưỡng cơ thể của quý vị trước khi một cơn mệt mỏi thoáng qua lúc trái gió trở trời trở thành một bệnh lý cần phải điều trị bằng thuốc. Sản phẩm này như một lời cảm ơn của cá nhân tôi với Thiên nhiên, và những người thầy đã dạy tôi những kiến thức chân thật màu nhiệm mà tôi thấu cảm cho đến ngày hôm nay.

(13-12-2022, Tùy Phong Phi Vân)

30 thg 11, 2022

Phần 2: Mẹ ơi, mẹ thương con nhưng đừng mất bình tĩnh khi con khó ở nhe

 Phần 2: Mẹ ơi, mẹ thương con nhưng đừng mất bình tĩnh khi con khó ở nhe

        Sau có con và chăm chúng, nhất là những đêm con sốt, vặn người khó ở mà người mất bình tĩnh nhất là mẹ của chúng, với “tất cả vì tình thương thôi mà con”. Chính tình thương con quá đỗi của vợ tôi, cũng làm tôi cuốn và những vòng xoáy mất bình tĩnh thiếu suy xét tận tường các khía cạnh hiện tượng mà con mình đang mắc phải, bé khóc không dứt, đến khi đỏ người từng mảng, nhìn thật xót. Ngay lúc đó như có một luồng điện làm tôi giật mình, tôi tự nhủ sao lại mất bình tĩnh như thế này sao mà giải quyết !!!!? 

        Và tôi bắt đầu hít thở cho thật bình tĩnh, sau đó suy xét lại từng yếu tố có thể gây ra những “problem” (“vấn đề”). 

        Vấn đề đầu tiên: khi bé mới ra đời, vừa ra khỏi bụng mẹ, đứa bé bị chuyển hai cách sống giữa “Tiên thiên” và “Hậu thiên”, chắc có lẽ giống như một con người tuột dốc xuống một vực sâu thẳm, chắc là hoảng sợ lắm. Từ trạng thái thở bằng rún, tự nhiên bây giờ lại thở bằng mũi, một bên là chỉ một mùi tình thương từ dòng máu mẹ bây giờ phải ngửi thấy đủ mùi từ ester phòng mổ, phòng sinh, mùi các loại không biết gì cả với một cái mũi mới tinh đầy nhạy cảm. Từ một chỗ không phải hả miệng ra ăn mà ăn bằng dòng dinh dưỡng tinh khiết nhất trên vũ trụ đầy yêu thương bây giờ phải hả họng ra nuốt, con biết nuốt sao đây mẹ, bâng khuâng quá, đã vậy mà con mút hoài không thấy thứ gì cả làm sao đây? Con thấy tủi thân quá, cứ giống như con bị bỏ rơi vậy nên con chỉ biết khóc, khóc thật to, mẹ có biết không? Tôi trầm lặng trong trạng thái đó và nhìn về những điều mà con mình sẽ phải đối mặt với cuộc sống lạ lẫm này. Tôi phải giải quyết sao đây, mình đã từng là con lúc mới ra đời cơ mà, hãy suy nghĩ đi để tìm điều gì đó đi, tôi tự thúc giục tôi.

        Vấn đề thứ 2: Bộ đồ cho con mặc để che dấu ấn vườn địa đàng, ba mẹ thật là thương nên đã mua cho con một bồ đồ thật đẹp, giặt ủi thẳng thớm, thơm tho bằng nhiều chất xả được nhà sản xuất quảng cáo là sẽ rất mềm mại, rất thơm. Nhưng sao con mặt vào không cảm nhận được mùi thơm vì với con mùi chất nước êm dịu tình thương của mẹ, mà hằng đêm ba áp tai vào nói chuyện với con quen hơn, thân thương hơn. Con muốn nói với ba mẹ lắm, đối với con cái mùi thân thương kia đỡ làm con khó chịu với một hệ thống cảm nhận mùi còn đơn sơ và hệ thống dây dẫn thần kinh còn quá mong manh. Con cũng muốn nói cho ba mẹ biết cây hoa sữa ngoài đường đã làm cho ba mẹ mất ngủ mỗi tối nó nở ngào ngạt thơm, nếu tốt tại sao ba mẹ lại ngủ không được khi ngửi nó… Chưa kể da của con không thấy mịn như ba mẹ nghĩ, con chỉ thấy cái gì đó cắn cắn ở da con, vì sao ba mẹ biết không? Vì con được tình yêu thương ba mẹ bao bọc bằng chất nước xuất phát từ tình thương ba mẹ mềm mại lắm ba mẹ biết không? Và tôi đã tâm sự bằng sự tĩnh lặng đó với con tôi. Và tôi nhớ lời mẹ tôi, người đã dạy tôi những kiến thức y học thường thức hữa ích đầu tiên về cách ăn, cách uống, cách đối nhân xử thế đầy tình yêu thương: “con cứ đi xin đồ của của chị hàng xóm mà mặc cho con bé để lấy cái huông dễ nuôi”… đúng là lúc nghe khi bé chưa ra đời, câu nói nghe thật là mê tín dị đoan, nhưng nếu chịu bỏ đi cái “tôi luôn đúng”, tôi chợt hiểu ra lời mẹ tôi thật vi diệu, một thứ mình không thể cảm nhận được vì mỗi người có một cảm nhận về sự mềm mịn khác nhau, và bé cũng vậy. Phóng xa hơn nữa của việc suy luận có lý, mẹ tôi hoàn toàn có lý với những quần áo cũ, được giặt đi giặt lại giữa các bà mẹ nuôi con đúng là có huông, mà huông này là gì? Đó là sợi vải đã mềm tới mức mà một làn da nhạy cảm có thể chấp nhận được, vả lại con mình mới ra đời bạn ấy đâu biết làm đẹp hay se sua với ai, bạn ấy chỉ cần sự yêu thương skin to skin của cha mẹ. Ngẫm lại tôi mới thấy chắc có lẽ tôi và bà xã thích se sua con mình đẹp hơn con người khác chứ không phải đây là điều bạn ấy muốn.

(Cho tôi được tiếp sau vì tôi phải làm việc rồi, lương tâm thấy lấy cắp thời gian của công ty như vậy là đã quá)

(ngày 30-11-2022, Tùy Phong Phi Vân)

29 thg 11, 2022

DINH DƯỠNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG SỰ THẬT CỦA TÔI

 DINH DƯỠNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG SỰ THẬT CỦA TÔI

Phần 1: Những dấu ấn ban đầu để tôi viết về đề tài này

Sau bao lâu nghiên cứu về y học truyền thừa, kết hợp với những môn học truyền thừa khác mà tôi có nhân duyên được tiếp cận và học, tôi chợt nhận ra những hiểu lầm chết người từ sách báo, thông tin trên internet mạng xã hội, những định hướng thông tin từ một mục đích nào đó mà hậu quả chính là những người nghe theo một cách mù quáng sẽ trả giá bằng chính cuộc sống của chính họ và gia đình họ và không ít trường hợp tiền mất tật mang cho cả một gia đình.

Từ câu chuyện mà tôi bâng khuâng nhất đó là câu chuyện sữa bò, nguồn dinh dưỡng mà chính Đức Phật sau 49 ngày tìm chân lý dưới cội Bồ đề, uống để có dinh dưỡng khi trở lại cõi ta bà này để truyền trao một cách sống tuyệt vời. Không một văn tự khi Ngài giảng mà ngày nay hơn 2500 năm vẫn vững vàng, mà chính thiên tài cưỡi ánh sáng Albert Einstein cũng phải thốt lên về sự “Chí thiện” về những điều ngài để lại cho thế gian. Dòng sữa nhiều dinh dưỡng đó lại được “ai đó” định hướng tạo thành một dư luận đánh vào tình thương của các bà mẹ đang nuôi con là "chúng ta đang dành sữa của con bò con, đừng nên uống như thế"… Tôi đã thật sự hoang mang và tôi nghi ngờ chính tôi, nghi ngờ luôn cả sự hiểu biết, mắt thấy tai nghe, sờ mó của mình vào con bò sữa. Sau một thời gian nghiên cứu từ thực tế cho đến tài liệu “Sữa bò là do con bò sữa cho sữa” và điều này là sự thật của Tạo hóa chứ không phải là ta lấy sữa của con bò mẹ mới sinh để cắt khẩu phần của bò con. Và tôi đặt cho tôi một câu hỏi: Tại sao một tình thương bao la của Tạo hóa lại biến thành như vậy nhỉ? Một thứ thông tin mà làm chính cả tôi, người học nhiều môn khoa học tự nghi ngờ chính kiến thức của mình. Có chăng, sữa bò bây giờ không phải của con bò ăn cỏ mà có thể bò ăn cỏ kèm cám tổng hợp, vì vậy mà có thể sữa của con bò ấy không còn thuần dinh dưỡng tốt cho con người thời nay, nhưng sữa bò là của con bò sữa. Và mỗi ngày tôi vẫn dùng từ ½ đến 1lít sữa bò nuôi bằng cỏ của các Sơ dòng “Mến Thánh Giá” ở quận 2.

Câu chuyện thứ hai là đi đâu tôi được quảng cáo những thức ăn, thức uống chứa “SÂM”, đến độ tôi phải nghi ngờ đến sự học hiểu biết của tôi về khoa học và y học truyền thừa. Đến ngày tôi chợt nhận ra, dân ta rất thích sâm nên thứ gì họ thấy tốt thì cho là sâm và đó là cơ hội cho những người trục lợi lòng tin, một thứ quý giá trong cả một đời người đã bị đối xử chà đạp một cách không thương tiếc. Thế là bài viết “Sâm và những hiểu lầm chết người” đã có mặt trên cuộc đời để hi vọng ai đó có duyên sẽ đọc và tìm hiểu thêm, từ đó sẽ bớt tiền mất tật mang. Như đã nói trong bài đó, để xác định được một củ nào đó có phải là sâm hay không, ta phải dựa trên số lượng và hàm lượng Saponin trên củ đó, và ở nước ta cũng có một dạng sâm đốt-sâm Ngọc linh có một hàm lượng cao về Saponin. Và vì huyền thoại đó người ta đã đào bới núi rừng Ngọc Linh tan hoang để khai thác, để làm giả và còn hơn thế nữa. Từ quan chức cao cấp truy lùng cho đến những tài phiệt kinh doanh giàu có luôn muốn có một hủ rượu thần thánh “Sâm Ngọc Linh” để mà giải độc say rượu khi lỡ quá chén khi tiếp khách, công dụng được đùn đẩy lên và giá thành cũng tăng vọt theo số đốt của củ sâm khó kiếm đó và càng ngày tôi lại thấy càng nhiều các loại gắn mác “Sâm Ngọc Linh” bày bán ngoài chợ với bao bì nhãn mác thật đẹp, thật bắt mắt. Bản thân tôi cũng đang nghiên cứu về loại sâm này và may mắn được một người có chức quyền tặng cho tôi từ rất lâu – 20 năm trước, lúc mà ít người biết về sâm vùng K11 đầy huyền thoại tên là “thuốc dấu” của người đồng bào vùng cao Quảng Nam hay dùng để đi rừng bớt mệt. Củ sâm mấy chục đốt rất lớn và nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, ai có duyên nhìn vào cũng trầm trồ. Bản thân tôi, cũng chưa có nhiều tài liệu mặc dù đã tìm kiếm rất nhiều để mãn nhãn tính dược của sâm Ngọc Linh về tác dụng của các dược chất của sâm Ngọc Linh với tác dụng lâm sàng được nghiên cưu kỹ lưỡng như các loại “sâm” truyền thống khác như Hàn Quốc, Canada.

Còn những câu chuyện khác nữa mà tôi tạm kết thúc phần này hôm nay, những phần sau tôi sẽ viết tiếp sự thật của tôi, không đánh số nữa và cũng chưa biết sẽ kết thúc lúc nào. Xin quý bạn nếu tôi không viết nữa không có nghĩa là sự thật của tôi về các loại dinh dưỡng tôi chiêm nghiệm đã hết, mà vì có thể vì tôi thấy đề tài khác thiết thực cần thiết trước nên tôi viết trước, còn những phần tiếp theo tôi sẽ từ từ để các quý bạn đọc dần cho vui. Xin cảm ơn.

(Ngày 29/11/2022, Tùy Phong Phi Vân)


          

7 thg 11, 2022

MẸ BỈM, CON SỐT CHỚ VỘI, HẬU QUẢ SUỐT ĐỜI CON

Phần 1: Mẹ ơi con chưa phải bịnh đâu – lời nói con thơ trong sâu thẳm vô vọng

Sự yêu thương của cha mẹ với con cái là một điều vô cùng thiêng liêng. Điều thiêng liêng đó được thấm nhuần vào như một hành động vô thức và người Việt Nam vốn trọng tình người. Nó như là một phản ứng vô điều kiện, mà khi con cái mình có bất cứ vấn đề gì, các bậc cha mẹ cứ như ngồi trên đống lửa.

Thời cha mẹ tôi, cuộc sống khó khăn do chiến tranh, vật chất thiếu thốn ấy vậy mà ông bà vẫn nuôi dưỡng được đến 10 người con ăn học, chưa kể nuôi thêm con nuôi do hoàn cảnh những anh chị đó mất cha mất mẹ. Chúng tôi sống bên nhau hòa thuận, vui vẻ, có gì ăn nấy, bịnh tật thời tiết chỉ có cây nhà lá vườn, lúc thì xông, lúc thì uống, lúc thì cạo gió, chắc có lẽ trời thương chăng? Chắc vậy mà nhà tôi và một vài gia đình đông con xung quanh cũng có tiến sỹ, kỹ sư có những công trình vẫn đứng vững với thời gian về mặt tri thức.

Ngày nay vợ chồng đến với nhau, đầy đủ hơn, được trang bị kiến thức nhiều hơn, nhưng không dễ gì nuôi được vài người con, xã hội ngày càng đòi hỏi trang bị nhiều những thứ kỹ năng sống, nhiều kiến thức, tưởng chừng rất quan trọng, nhưng khi gặp một khó khăn nhỏ trong cuộc sống hiện tại các bạn trẻ lại lúng túng, mất bình tỉnh, dễ nổi cáu.. Thứ mà chúng tôi được cha mẹ nhà trường dạy ngay từ lúc đầu với: “Tiên học lễ - Hậu học văn”, “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tưởng chừng vô bổ nhưng lại cho chúng tôi cách ứng xử tôn trọng nhau trong cuộc sống đầy dẫy khó khăn, biết nhường nhịn, chia sẻ nhau từng bữa cơm, từng hành động mình phải suy xét kỹ trước khi làm.

Sau này, khi tôi bắt đầu hiểu biết, mẹ tôi hay sai tôi ra vườn ngắt những thứ rau cỏ, để chữa cho những đứa bé hàng xóm con của các chị. Tôi thường xuyên hỏi bà về những cây cỏ đó và sau này mới biết bà là con của một Ngự y Triều đình. Đứa bé yêu khoa học tự nhiên là tôi đã bị thấm những thứ kiến thức môi trường cây cỏ vào máu từ lúc nào không hay. Cũng chính sau này bà nói với tôi về những bài thuốc trong ca dao tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú. Sau khi học nhiều về khoa học kỹ thuật, máy tính, tự động hóa, càng ngày càng thấy cái thứ y khoa nôm na truyền miệng của bà dành cho tôi thật là vi diệu. Và, tôi muốn đào sâu hơn một cách hoàn toàn khoa học lý tính, phân tích và quan sát dưới nhiều giác độ để thấy được cái vi diệu đó một cách xác tín và ngày “có công mài dũa có ngày nên.. thân” tôi chợt vỡ òa ra nhiều thứ. Những thứ tưởng chừng như mê tín lại vô cùng khoa học mà một vị sư phụ biết học trò mình không đủ kiến thức để giải thích, bắt học thuộc bằng những ẩn dụ rất thần thoại bí ẩn… lại rất khoa học.

Tôi nhận ra từ khi chính tay mình nuôi con, sốt là một hiện rất đổi bình thường mà trời đất ban cho đứa bé chưa biết nói năng nói về sự phản ứng của cơ thể bé khi bị môi trường xung quanh tác động một cách quá mức trước sự hớ hênh của cha mẹ.

Một đứa bé ở trong bụng mẹ lúc nào cũng được nuôi dưỡng bằng dung dịch tốt nhất trên quả đất này chính là dòng máu của bà mẹ lúc nào cũng đảm bảo 37,5 độ C, lại mặc phong phanh cho mát. Tình thương vô ý dành cho con, luôn muốn con mình mặc đẹp nhất với một loại sợi vải mới sắc như dao miết trên làn da trẻ sơ sinh trong khi bé được nuôi dưỡng trong một làn nước ôn ấm êm ái đền dịu kỳ trong bụng mẹ, sự đau đớn của con nào ba mẹ có biết đâu, nên con phải vặn mình, không ngủ yên những lúc bị phản ứng như thế. Sự ăn uống không đúng cách, làm cho dòng sữa mẹ không còn tươi mát, như sự thật tình yêu con.

Những thứ như thế đem lại cho con trẻ những phản ứng, có lúc sốt, có lúc vặn người, có lúc khóc không dứt, chung quy nó không phải là bịnh lý. Nhưng đa phần các bà mẹ, ông bố thời hiện đại lại thiếu sự nhạy cảm về cuộc sống lại coi đó như là một bịnh lý, và định hướng chữa trị cho con mình như một bịnh lý. Từ đó, con sa sút dần, bịnh viện trở thành nhà và càng ngày con trẻ càng phụ thuộc vào bịnh viện… (còn tiếp)

(Tùy Phong Phi Vân – 06/11/2022 xem tiếp ở phần 2 )

 

3 thg 11, 2022

Bát cháo hành Thị Nở - Yêu đầy, nhưng chưa đủ…

Năm 1941, một tác phẩm mà nhà văn Nam Cao mượn câu chuyện một phút  thăng hoa của một đôi nam nữ bên cái lò gạch cũ, để nôm na nói lên tình cảnh của một thế hệ dân tộc, nhưng không quá bi quan vì còn một thứ còn lại nhỏ nhoi, góc rất sâu của lương tri, đó là tình người. Vượt qua tất cả, Thị N một cô gái xấu xí nhưng tấm lòng thật đẹp thể hiện qua bát cháo hành giải cảm cho Chí Phèo, một người sống càn đến độ bất cần thân thể.

Ngày ấy, có một bát cháo hành đã là quá sức tưởng tượng. Ngày nay vật chất nhiều hơn, bát cháo hành không chỉ có hành, mà còn thêm trứng gà hay thịt. Một bát cháo như thế khi được người nhà mang lên cho mình ăn trong lúc bị trúng cảm thì thật là tuyệt vời, trong đó vị hành, tiêu làm cho ấm kinh mạch thông qua ấm tỳ vị. Trứng và thịt bằm cung cấp năng lượng và từ đó cơ thể tự sinh ra kháng thể đ chống lại bịnh tật do sự thay đổi thời tiết môi trường làm cơ thể mất cân bằng.

Chỉ tiếc rằng, Thị Nở thời ấy nếu có biết chút cây nhà lá vườn, thì có lẽ Chí Phèo sẽ mau lành hơn, tràn đầy sinh lực hơn, với những thứ sẵn có trong vườn nhà nào gần như cũng có ở miền ngoài đó là: Tía tô, kinh giới, gừng, sả, lá chanh…

Ngày nay, khi bị nhiễm cảm thời tiết, ngoài cháo hành đủ vị và ăn những thực phẩm như nêu trên, sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng ta đánh bại bất cứ loại virus nào mới xâm nhập vào cơ thể. Chúng ta phải luyện tập sức khỏe, và nên ăn những loại thực phẩm có tính đào thải chất độc, và nâng cao thể trạng như tía tô, kinh giới…

Nếu các bạn lười, hoặc không có thời gian thì tìm các loại trà từ các loại thảo mộc đó để lấy lại sự cân bằng năng lượng sống cho mỗi ngày. Trà Đồng Dao cũng là một lựa chọn đấy các bạn.

Trà Đồng Dao - Năng lượng tích cực mỗi ngày

https://www.facebook.com/tradongdao/

#tradongdao

24 thg 10, 2022

HÒA HỢP - SỨC MẠNH PHI THƯỜNG CỦA THIÊN NHIÊN

 HÒA HỢP -  SỨC MẠNH PHI THƯỜNG CỦA THIÊN NHIÊN

(Một lần nữa con xin cảm ơn Mẹ Thiên Nhiên đã giúp con nhận ra sự thật của cuộc sống này)

Từ nhỏ, tôi được học rất nhiều về sức mạnh khi biết kết hợp những thứ dù nhỏ yếu, nhưng nó có thể tạo ra một sức mạnh phi thường. Bài học về bó đũa còn đó, với từng cây đũa rời rạc có thể bị bẻ gãy, nhưng bó đũa thì không.

Bó đũa vô tri hợp lại chia lực cho nhau, và sự kết hợp này tạo ra một kết cấu thật đáng nể. Nhưng thiên nhiên, hỗn hợp muôn loài mà vẫn bền vững hàng tỷ năm, vậy cái gì làm ra điều này? Những câu hỏi dạng như vậy, những câu hỏi mà ba tôi khi bị hỏi cũng thấy lạ nhưng ông cố gắng nhẫn nại trả lời một thằng bé hiếu kỳ, không một chút cáu gắt với kiến thức và sự hiểu biết vừa phải tạm làm vừa lòng đứa bé là tôi. Và càng về sau, tôi nhận ra Mẹ thiên nhiên luôn có câu trả lời vừa đủ cho những ai lắng nghe bà. Mẹ thiên nhiên đã tạo ra một sự hòa hợp cho muôn loài con của Bà thật là vi diệu.

Đừng nhìn xa nhé các bạn, cây làm bạc màu đất, nhưng bộ rễ nhỏ nhoi của nó lại giữ cho đất không bị trôi, và mưa - nắng sẽ an bài cho chất màu mỡ của đất. Tôi nhận ra khi nhìn một hệ thống rọ đá, với rễ của các cây cỏ lại có thể giữ được một bề mặt núi đang chực đổ xuống – hậu quả do con người làm ra khi chặt trụi cây cỏ của sườn núi đó.

Sau này nghiên cứu về y học truyền thừa cận thiên nhiên, tôi cũng đọc và nghiên cứu loại y học mà loài người chúng ta đang áp dụng, rồi có nhân duyên tiếp cận với y học truyền thừa nhân quả được lưu giữ ở nơi xa xăm đầy bí ẩn – Tây Tạng, thật sự tôi vỡ òa về lẽ hòa hợp trong từng chi tiết của thiên nhiên mà Mẹ thiên nhiên có lẽ đã rất dày công sắp đặt. Sự hòa hợp là sự thể hiện đức công bằng tuyệt đối của tạo hóa. Và bịnh tật của chúng ta liên hệ nhân quả với cách sống sai lệch thiên nhiên, cả những hành động trái khuấy can thiệp trực tiếp thiên nhiên một cách nhẫn tâm và đầy ý chí.

Sự cân bằng đó được tôi học hỏi, kế thừa, để có được một kết hợp cân bằng năng lượng sống. Trà chữa cảm và một số trà khác được tôi làm ra bằng cách kết hợp những cây cỏ nhỏ nhoi là rau ăn hàng ngày, thêm một vài chiết xuất hoa quả để tăng hấp thụ của cơ thể. Các loại trà đã đưa ra một hướng điều trị, phục hồi cho những bịnh nhân mắc phải căn bịnh covid trong thời gian vừa qua và giảm thiểu những hậu quả của chứng bịnh thế kỷ đó.

Mục đích và định hướng kết hợp đó là: Hãy lắng nghe thiên nhiên! Mẹ thiên nhiên từ bi đến tuyệt vời và Bà luôn có cách an bài cái mà ai đó trong chúng ta cố tình làm cho Bà và đàn con của bà đau đớn. Hãy lắng nghe trong chính mình, gạt bỏ những ham muốn mê muội, lúc đó sự thật về tình thương yêu vô cùng rộng lớn bao la của Bà sẽ xuất hiện.

Cảm ơn các bạn, những người đem các loại trà, trong đó có trà Đồng Dao đến với mọi người xung quanh, để tôi được cảm ơn Mẹ thiên nhiên bằng một hành động thiết thực với cuộc sống mà nếu không có các bạn thì một mình tôi không thể làm được. Đó là một sức mạnh hòa hợp, chung tay vì sức khỏe tốt của cộng đồng.

6h30AM 23/10/2022

Hậu học Tùy Phong Phi Vân

20 thg 10, 2022

TRÀ ĐỒNG DAO – CHẮT CHIU MẾN THƯƠNG TỪ MẸ THIÊN NHIÊN

 TRÀ ĐỒNG DAO – CHẮT CHIU MẾN THƯƠNG TỪ MẸ THIÊN NHIÊN

            “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi! Mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi tiếng ru muôn đời…”, Một câu ca được nhạc sỹ Phạm Duy viết năm 1952, cùng những tiếng hát ru mẹ tôi ngâm nga khi ru tôi ngủ hồi bé cứ âm thầm vang lên trong tôi mỗi khi tôi nhớ bà từ lúc bà còn sống cho đến bây giờ. Khúc hát tưởng chừng vô nghĩa với tôi thuở nhỏ, lại được tôi hát ru con sau này một cách vô thức đầy yêu thương, đưa các con vào giấc ngủ khi chúng còn ấu thơ. Những từ ngữ xa xăm như “công cha như núi Thái Sơn”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… cứ dần thấm vào tôi cho đến khi tôi chợt nhận ra ý nghĩa quý giá của những câu ấy. Cũng từ lúc đó, đạo đức đối nhân xử thế trong tôi đã thay đổi hoàn toàn và tôi biết ơn vô vàn những lời ru tưởng chừng như bâng quơ truyền miệng ấy lại có một sức mạnh thay đổi mình nhiều đến thế. Từ đó tôi nghĩ nhiều về cách rèn luyện bản thân, cách hành xử sao cho tử tế giữa người với người… Và qua những khúc hát ru đồng dao của mẹ, tôi đã hoàn thiện hơn với chính mình mỗi ngày.

            Ba năm qua, từ 2019 đến nay (2022), mọi người chứng kiến cảnh dịch dã đầy thương tâm, tôi cũng vậy. Lòng trắc ẩn mà tôi được học từ những khúc hát đồng dao làm tôi trăn trở mãi với những liệu trình điều trị, sự kết nối giữa y học truyền thừa và y học biện chứng, và nhất là chứng kiến những tư duy cố chấp làm cho nhiều người bịnh chuyển nặng. Vấn đề mấu chốt từ đâu? Tôi cố gắng suy nghĩ để làm tăng sự kết hợp giữa các quan niệm y học để nâng cao sức chống trả bịnh tật trong chính cơ thể con người. Và từ đó, tôi lựa chọn những bài tập khí công phù hợp, sơ đồ F0 hướng dẫn sấy kinh huyệt mạch và điều trị nâng thể trạng của người mắc phải căn bịnh covid, bên cạnh đó không thể bỏ qua nguồn dược liệu quý của thiên nhiên sẵn có trong từng bữa ăn hàng ngày. Tất cả đều được tôi tổng hợp đúc kết từ Mẹ thiên nhiên – vốn đã âm thầm, chắt chiu cho con người mà không phải ai cũng nhận ra được.

            Các phương pháp điều trị và phòng bịnh ấy (như những gì tôi đã viết trước đây) hoàn toàn là sự đúc kết từ thiên nhiên với mục đích mang lại sự cân bằng cho năng lượng sống trong cơ thể của mọi người, từ đó nâng cao thể trạng và chỉ số sinh tồn cho những ai biết lắng nghe chính mình và thiên nhiên. Tuy nhiên một số ít người không ăn được những thực phẩm mang dược tính cân bằng năng lượng đó nên tôi chủ động sấy chế biến thực phẩm để tiện dụng. Ngoài ra tôi cũng thêm một số chiết xuất như sâm, các loại táo, cây cỏ để có mùi vị ngon hơn và tác dụng cân bằng nhanh hơn.

            Rất nhiều người hỏi tôi tại sao đặt tên trà là ĐỒNG DAO, tôi xin được tiết lộ: Đó là lòng biết ơn của tôi với mẹ thiên nhiên và là lời cảm ơn thay cho tất cả những ai có duyên đến các loại trà được chiết xuất ra từ cây cỏ, được chắt chiu ấp ủ trong lòng mẹ thiên nhiên để âm thầm giúp đỡ con người. Sự âm thầm đó cũng giống như những câu hát ru, đồng dao đã nuôi dưỡng linh hồn tôi từ khi sinh ra cho đến bây giờ, thấm đẫm những bài học vỡ lòng đầu tiên của kiếp người từ lời ru dịu dàng của mẹ.

(Bài này tôi xin kính dâng Mẹ thiên nhiên, và trong đó có Mẹ tôi khuất núi luôn theo dõi từng sự trưởng thành của con, con cảm ơn Mẹ!)

Tùy Phong Phi Vân

13 thg 7, 2022

Cơn mưa thoáng qua... hậu quả bao la (Phần 3)

 

Phần 3: Những động thái nhỏ có thể tránh được hậu quả lớn

Hồi nhỏ, mỗi khi trời mưa bọn trẻ trạc tuổi chúng tôi lại vật nhau dưới mưa, về nhà đôi lúc cũng có sổ mũi nhưng cũng không đến nỗi nào. Cùng lắm ba mẹ la cho một chặp rồi cho chúng tôi ăn một chén cháo hành trứng, tiêu, bắt trùm kín mền cho ra mồ hôi, nếu sốt quá thì đắp lá sau đó chích lễ vào một vài nơi trên cơ thể, chỉ vậy thôi mà hôm sau chúng tôi lại tiếp tục tung tăng leo trèo. Những ký ức tuổi thơ cho tôi những hồi tưởng, nhưng khác nhau giữa ngày ấy và bây giờ là gì? Là chưa có thức ăn biến đổi GEN, chúng tôi leo trèo hái những thứ trái cây thuần túy thiên nhiên mùa nào thức đó nhưng hương và vị lại rất ngon. Những cơn mưa không đem theo hóa chất điều khiển thời tiết (ngôn từ khoa học là CHEMTRAIL (*)), thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng bốc lên từ những cánh đồng sản lượng dồi dào, nhiều năng suất như bây giờ. Gia súc gia cầm được nuôi tự nhiên, không dùng chất tăng trọng – vốn mang theo những nguy cơ làm giảm sút sức khỏe người tiêu dùng mà vì mục đích nào đó đã bị giấu nhẹm. Chúng tôi sống và trưởng thành giữa những thiếu thốn, khắc nghiệt nhưng thật sự rất ít bịnh. Trong xóm có người bị ung thư hay đi bịnh viện là một điều thật sự khủng khiếp đối với chúng tôi chứ không nhan nhãn như bây giờ.

Từ khi tôi bắt đầu chú ý đến những ký ức sức khỏe thời tuổi thơ, những cú chích máu giật nẩy người khi bị sốt cao mà không phải tốn một viên paracetamol nào, kết hợp với những kiến thức y học cận thiên gần gũi (có vẻ bí ẩn nhưng thật ra rất khoa học nếu chúng ta được trang bị đầy đủ kiến thức), tôi chợt nhận ra một điều: “sự ngạo mạn khoa học” đã khiến chúng ta đánh mất sự liên kết giữa mình với thiên nhiên – vốn đã trải qua hàng ngàn năm đúc kết, chính điều này dẫn đến tình trạng “hết thuốc chữa” chứ không phải không có thuốc chữa. Tôi nhận ra được một tình thương bao la từ tạo hóa, dung chứa được muôn vàn mà trong đó có cả sự ngông cuồng, ngạo mạn khoa học một cách thánh thiện và từ bi. Tôi cũng nhận ra rằng phương pháp để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc của những cơn mưa thoáng qua, những bịnh tật trái mùa luôn hiển hiện ngay trước mắt và trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tôi chỉ sắp xếp lại cho có thứ tự khoa học, thuận theo thiên nhiên. 

Trước khi viết loạt bài này, tôi khuyên những người thân, những người mà tôi có duyên tiếp xúc trong nhiều năm thực hành những phương pháp này và thật bất ngờ, chúng rất có hiệu quả với họ. Vậy, nếu chúng ta có lỡ mắc một cơn mưa thoáng qua, trước tiên xin đừng coi thường nó nhưng cũng đừng quá lo, hãy thử thực hiện những bước sau để tự mình thực chứng với những đều xảy ra trong chính cơ thể của mình.

  1. Tránh được mưa càng nhiều càng tốt, tuyệt đối nên tránh những cơn mưa khi trời đang còn nắng, nếu có việc gấp cần phải đi thì chúng ta chờ cho bớt hơi đất thì mới mặc áo mưa rồi đi.

  2. Tránh ngâm nước mưa lâu, dễ nhiễm lạnh và các dư chất trong nước mưa hiện nay. Khi về đến nhà phải tắm nhanh bằng nước thật nóng, hoặc lau cơ thể bằng nước thật nóng. Sau đó phải mặc đồ đủ ấm trong vài giờ đồng hồ, lau mồ hôi do cơ thể điều tiết bằng khăn khô.

  3. Sau khi vệ sinh cơ thể xong làm theo những hướng dẫn sau, càng nhiều mục được thực hiện càng tốt:

  1. Dùng máy sấy tóc hoặc đèn hồng ngoại sấy những đường kinh mạch sau: phế kinh, đại trường kinh, bàng quang kinh, đởm kinh. Sẽ có hình ảnh chú giải hướng dẫn ở cuối bài viết (**)

  2. Uống một ly trà có gừng, tía tô, kinh giới...(***), hoặc uống một ly nước muối đường nóng pha vào đó một muỗng cafe rượu, hoặc một ly nước thật nóng cho vài lát gừng và một muỗng cafe rượu. Nếu không có sẵn những thứ đó thì ít nhất các bạn cũng phải uống một ly nước muối đường nóng già.

  3. Sau khi nghỉ ngơi, ta nên ăn đồ ấm nóng hoặc ăn một tô cháo hành tiêu trứng gà để tăng sự cân bằng năng lượng nội thể.

  4. Nên nghỉ ngơi tránh làm việc mất sức để cơ thể phục hồi khi mất cân bằng. Bên cạnh đó không thể không nói đến việc ngưng sinh hoạt tính dục ít nhất 24 tiếng sau khi mắc mưa và là thời gian vàng cho cơ thể phục hồi sự cân bằng.

  1. Lưu ý quan trọng: Đây là những lưu ý cực kỳ quan trọng cho những trường hợp sau:

  1. Người mắc mưa là người đang bịnh và đang sốt: không được tắm dù là nước nóng; thực hiện xông hơi bằng những thảo dược sau: gừng 50g, sả nguyên cây 100g, tía tô 100g, kinh giới 100g, 2 trái chanh cắt nhỏ để nguyên vỏ và hạt, 20g muối hạt. Cắt nhuyễn các loại thảo dược trên, cho vào 4 lít nước nóng, nấu sôi khoảng 15 phút rồi xông toàn bộ cơ thể. Sau khi xông xong, ta dùng khăn khô lau người, dùng nước xông rửa vùng kín, sau đó sấy thật khô và tuân thủ hoàn toàn mục 3 đã nêu ở trên.

  2. -  Với phụ nữ đang hành kinh, nếu mắc mưa đó là một đại họa chực chờ, nó có thể gây hậu quả tức thời, cũng có thể sẽ phát tác vài năm sau đó. Phụ nữ hành kinh mà ngâm nước, nhất là nước mưa thì hậu quả thật không thể lường được. Nhiều người hiểu nhầm việc vệ sinh cơ thể và tắm: tắm thật sự chỉ là một cách vệ sinh, nhưng trong thời kỳ hành kinh của phụ nữ (vì họ luôn nghĩ họ sẽ dơ nếu không tắm) ẩn chứa những mầm bịnh không lường trước được và không có một máy móc nào có thể đo được. Tôi sẽ đề cập nguyên lý và phương pháp vệ sinh cơ thể trong một bài viết khác.

  • Với phụ nữ đang hành kinh, phụ nữ mới sanh con mà mắc mưa và trúng hơi đất, tôi nhắc lại đó là một đại họa, chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt những bước sau:

  1. Dùng 300g hẹ, 50ml dấm nuôi (nếu không có thì có thể dung dấm công nghiệp nhưng sẽ kém hiệu quả) bỏ vào một nồi nước 4 lít đang sôi theo thứ tự hẹ trước, cho nước sôi lại rồi đổ dấm vào, đậy nắp lại, tắt bếp. Sau đó xông toàn cơ thể đến khi nồi hết hơi nóng.

  2. Sau khi xông, dùng nước xông vệ sinh vùng kín, phụ khoa. Lau thật khô, mặc đồ dài tay và ấm.

  3. Thực hiện các bước trong mục 3 ở trên thật kỹ. Bên cạnh đó, khi người phụ nữ đang có kinh nguyệt, tỳ vị họ rất yếu, nên chỉ ăn đồ nấu thật nhừ và tuyệt đối không nên dung nước mát hoặc nước đá.

Trên đây là những đúc kết của tôi, những trăn trở này có vẻ dở hơi nhưng thật sự đã có rất nhiều người nhờ đó mà phòng chống được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho sức khỏe của họ. Trong loạt bài viết này, mục đích của chúng tôi là đưa quý bạn đọc trở về gần gũi với thiên nhiên và mong quý bạn đừng coi thường môi trường sống của mình. Với những tri kiến mà chúng tôi nêu ở trên, chúng tôi hi vọng giúp được các bạn trong những lúc phải hứng chịu những cơn mưa đột ngột làm bạn khó chịu, tự mình thử các phương pháp nhằm phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra và hơn thế nữa. Nếu các bạn thấy được hiệu quả của những phương pháp này, xin hãy chung tay nhân rộng để giúp cho bạn bè, gia đình và những người hữu duyên. Xin cảm ơn và xin chào quý bạn đọc!

(*) CHEMTRAIL là một thuật ngữ để chỉ những phương pháp phun hóa chất mang kim loại nặng cấp nano để thu hút thời tiết theo ý muốn với những giải thích là để chống biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính (khá duy ý chí và hơi buồn cười – theo tôi đây là một điều làm cho chúng ta mất đi bầu trời thiên nhiên trong xanh).

(**) Hình vẽ minh hoạ sấy kinh lạc

(***) Trà Đồng dao có thành phần: Tía tô. Kinh giới, gừng, vỏ quýt 







6 thg 7, 2022

Cơn Mưa Thoáng Qua...Hậu Quả Bao La! (Phần 2)

 Phần 2: Nguyên nhân bịnh dưới nhiều góc độ y học – y học truyền thừa cận thiên nhiên

Ngày nay, bịnh viện là nơi mọi người gửi gắm sức khỏe, nhiều dụng cụ hiện đại luôn sáng điện nhấp nháy trong bịnh viện làm những bịnh nhân và ngay cả người nuôi bịnh lo toan, còn các bác sỹ tận tâm trăn trở với những chỉ số báo hiệu cận lâm sàng. Các số liệu bịnh lý có chính xác hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng điều trị cho bịnh nhân. Sự phụ thuộc vào số liệu máy móc để điều trị lâu dần làm các bác sỹ mất đi sự quan sát biểu hiện lâm sàng, cũng như xem nhẹ các triệu chứng thoáng qua thể hiện trên cơ thể người bịnh. Và một điều nữa, hiện nay người bịnh quá đông, lại đa dạng bịnh khiến các bác sỹ không có thời gian để tư duy về nguyên nhân gây bịnh. Vì thế việc sử dụng số liệu máy móc cận lâm sàng để điều trị triệu chứng là điều không thể tránh khỏi. Theo tôi, các số liệu cận lâm sàng đó chỉ có giá trị tức thời và chỉ phản ảnh một phần bịnh lý của người bịnh. Vì vậy ta cần phân tích các khía cạnh lâm sàng dựa vào những biểu hiện trên cơ thể người bịnh để tìm nguyên nhân sâu xa.

Y học cận thiên nhiên lại nghiêng về xu hướng tìm sự tác động qua lại của bịnh lý - triệu chứng - môi trường gây bịnh (như thời tiết, cách ăn uống, sinh hoạt…). Sự xem xét bịnh dựa trên VỌNG-VĂN-VẤN-CHẨN (THIẾT) nhằm so sánh các triệu chứng để tìm ra đường đi của bịnh. Nhóm đối tượng mà y học truyền thừa cận thiên nhiên nghiên cứu chung quy là sự vận hành thống nhất tổng thể trên toàn bộ hệ thống cơ thể, và bịnh không phải do một cơ quan nào đó gây ra mà nó là một hệ thống liên lạc khắng khít, chỉ cần một nơi có bịnh lập tức các hệ số trong cơ thể sẽ thay đổi theo. Sự thay đổi này tuy nhỏ nhiệm nhưng khó có một máy móc hiện đại nào có đủ độ chính xác để phát hiện, chỉ khi nào sai số cộng dồn đủ lớn để máy móc có thể đo được thì tình trạng bịnh đã khá nặng rồi. Vì vậy khi chúng ta vào bịnh viện sẽ thấy thường là những ca bịnh đã nặng. Lúc đó thế mạnh của máy móc được phát huy để giải quyết những triệu chứng tức thời gây nguy hiểm cho người bịnh.

Quay lại với nguyên nhân gây bịnh của những cơn mưa thoáng qua, mới nghe thì có vẻ không có gì nhưng trong cơn mưa có nhiều điều ẩn chứa:

  • Nước mưa mang theo nhiều chất độc do bụi bẩn, đặc biệt là mưa đầu mùa.

  • Những trận mưa do sự điều tiết khí hậu do con người dùng chất hóa học cũng như bức xạ cưỡng bức mây để thay đổi thời tiết.

  • Mưa xuống lúc trời nóng bức làm cho hơi đất bốc lên tràn ngập, thực chất là do nước mưa gặp mặt đường nóng bốc lên mang theo ion những chất bẩn trên đường, và hơi ẩm tăng sinh những vi khuẩn trong không khí.

Ngoài ra về mặt cơ thể: việc thay đổi đột ngột môi trường da ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi. Từ môi trường làm việc lạnh khô trong phòng máy lạnh, khi ta bước ra ngoài “đời thực” làm cho các lỗ chân lông mở ra để điều tiết lượng ẩm của môi trường. Cơ thể mất nhiệt do dầm mưa lâu… Tất cả tác động lên hệ thống cân bằng động của cơ thể, hệ thống năng lượng sinh học sẽ điều tiết và phục hồi nếu cơ thể đủ năng lượng nội sinh bên trong, tác động vào kinh mạch và huyệt đạo thông qua vệ khí (năng lượng sinh học chức năng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi bị xâm nhập từ tất cả nguyên nhân chứ không phải chỉ có hệ thống bạch cầu trong máu). Những điều này là cả một hệ thống lý luận sâu sắc từ y học vi môi trường tế bào đến y học từ trường, y học nano được ghi chép một cách khúc chiết trong nội kinh mà chúng tôi không thể lý giải trong một vài trang viết.

Sự tác động làm mất cân bằng đó làm phá hỏng dần hệ VINH-VỆ (Hệ sinh học vi mô nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể hoàn chỉnh của tạo hóa) trong cơ thể người. Sự mất cân bằng đó không được hiệu chỉnh điều trị kịp thời sẽ làm phá vỡ tính cân bằng nội sinh, tự nó làm hỏng hệ sinh lý trong cơ thể và gây ra bịnh. Trong trường hợp cháu gái của bạn tôi, cháu bị tác động vào hệ Thận-Tinh-Tủy-Não, những cơn mưa ban chiều dội xuống khi tuyến thận đang mở để điều tiết (từ 17g đến 19g) đã phá hỏng chức năng THỦY KHÍ - MỘT CHỨC NĂNG ĐẦU TIÊN ĐỂ SINH RA CON NGƯỜI theo y học truyền thừa cận thiên nhiên. Sự mất cân bằng của hệ thống tích lũy đã làm phá vỡ cấu trúc của hệ tế bào sau này. Trường hợp anh bạn đột quỵ và cháu trai cũng vậy, gốc của vấn đề là mất sự điều tiết kinh mạch và đương nhiên hậu quả sẽ xảy ra.

Ta có thể phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc này không, xin quý bạn xem phần sau về phòng tránh và điều trị cơ bản. Xin cảm ơn!

(Bài viết dựa trên những nỗi trăn trở và kinh nghiệm của Tác giả "Tuỳ Phong Phi Vân")


Cơn Mưa Thoáng Qua...Hậu Quả Bao La! (Phần 1)

Phần 1: Những trăn trở

Tiêu đề bài viết này cũng là một đề tài mà tôi đã mất đến hơn 15 năm nghiền ngẫm: tại sao chỉ bị mắc một cơn mưa mà lại có những hậu quả đáng tiếc như thế? Câu chuyện để bắt đầu đề tài này xuất phát từ chuyến công tác Kontum của tôi. Tôi được một anh chị quen – vốn là họa sỹ làm mặt nạ nổi tiếng hàng đầu ở Hội An - mời đến nhà ăn cơm và nhờ xem bịnh cho cháu gái. Lúc đó, cháu đã hôn mê và bị cứng tất cả các khớp. Sau khi xem mạch và hỏi rõ nguyên nhân, trên đường về tôi vô cùng trăn trở tìm phương án để giúp cháu đỡ đau đớn vặn người trong vô thức. Trong bịnh án BVĐHYD kết luận, bịnh nhân sốt cao không rõ nguyên nhân gây nhũng não. Sau 2 tháng ở bịnh viện, gia đình đành đưa cháu về vì không còn cách điều trị. Những người bạn chung phòng trọ của cháu kể lại vắn tắt: cháu đi dạy kèm về bị mắc trận mưa lúc 5-6g chiều, vài tiếng sau thì cháu bắt đầu sốt, các bạn ra tiệm thuốc tây mua thuốc hạ sốt cho cháu nhưng không hạ sốt được. Các bạn thấy cháu nói nhảm nên đưa đi bịnh viện, và từ đó cháu không bao giờ tỉnh dậy nữa mà chỉ sống thực vật.

Về đến Sài Gòn, trong khi tôi tiếp tục suy nghĩ về nguyên nhân gây ra bịnh của cháu thì khoảng 15 ngày sau, tôi nhận thêm một tin buồn. Anh bạn dạy cùng trường do không đem theo áo mưa nên đã dầm mưa chạy về nhà để kịp ca dạy buổi tối. Khuya đó anh bị tai biến mất trong giấc ngủ. Tôi thật bàng hoàng khi nhận thêm tin buồn như vậy. 

Một năm sau, con của một anh bạn thân cũng mắc một cơn mưa sáng sớm sau khi đưa mẹ đi làm. Cơn mưa tưởng chừng thoáng qua nên lúc về nhà  cháu chỉ lau người thay đồ rồi leo lên giường ngủ tiếp. Vậy mà 3 ngày sau cháu trở thành người vẫn còn nhận thức nhưng tay chân cứng đờ không cử động được nữa. Rồi cháu yếu dần và sau đó đã trở về với đất mẹ!

Những ca bịnh bất thường sau khi trải qua một cơn mưa bất chợt như thế cứ ám ảnh tôi trong một thời gian dài, len lỏi cả trong giấc ngủ. Tôi quyết định xem xét một cách khoa học liệu có sự liên hệ nhân quả nào giữa việc bị mắc mưa và những chứng bịnh nguy hiểm phát ra sau đó không. Với những kiến thức y khoa truyền thừa và nhiều môn Đông phương học, cùng một số lý thuyết y học hiện đại, nguyên lý từ trường, điện ly sinh hóa, tôi thử đi tìm nguyên nhân. Sau nhiều năm, tôi đã nhìn ra được lằn ranh mà y học cận lâm sàng khó có thể thấy được do triệu chứng bịnh chưa rõ ràng, thế nhưng khi triệu chứng đã rõ ràng thì thật sự đã quá muộn!

Bịnh lý này được nhìn rõ hơn trong y học cận thiên nhiên dựa trên những đường dẫn truyền năng lượng sinh học hay còn gọi là kinh lạc, các điểm tiếp xúc năng lượng giữa bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài để cân bằng năng lượng sinh học hay còn gọi là huyệt đạo. Cơ chế y học này cho ta cái nhìn sâu sắc hơn trong việc tìm nguyên nhân tạo ra bịnh một cách tổng thể. Còn việc điều trị thì tùy theo hiện tượng mà biện chứng với những cơ sở lý luận y khoa nhất định. Những lý luận cận lâm sàng đó và hệ thống y học cận thiên nhiên sẽ được tôi mổ xẻ ở phần 2 của loạt bài này. 

Xin trân trọng kính chào các bạn đọc đã theo dõi thông tin!

(Bài viết dựa trên những nỗi trăn trở và kinh nghiệm của Tác giả "Tuỳ Phong Phi Vân")

19 thg 5, 2022

GIỮ ẤM TRONG MÙA NÓNG

GIỮ ẤM TRONG MÙA NÓNG

Mới thoạt nhìn qua tiêu đề bài viết này, các bạn học viên của tôi trong lớp y học truyền thừa tưởng hôm nay ông thầy có gì khó ở, hay chắc có gì nên bị hâm chăng? Trời nóng ta đi kiếm gì mát mát chứ sao lại giữ ấm. Nhưng tôi không hâm đâu nhé vì “giữ ấm trong mùa nóng” vô cùng quan trọng. Chúng ta bắt đầu thử tìm hiểu tại sao như thế nhé!

Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. 

Vào mùa nóng - khô, cơ thể cần phải mở lỗ chân lông cho mồ hôi thoát ra. Điều này cũng hoàn toàn tự nhiên để cơ thể giải bớt nhiệt lượng do môi trường tác động, vì thế chúng ta sẽ cần bù một lượng nước và vi khoáng đã bị mất theo đường mồ hôi. Việc mồ hôi thoát ra lỗ chân lông đã lấy đi một lượng nhiệt nhất định của cơ thể, đồng nghĩa với việc nội tạng đang bị mất đi một lượng nhiệt lượng sản sinh. Nếu chúng ta bù đắp không đủ phần năng lượng bị thiếu hụt thì cơ thể sẽ suy kiệt. Phản ứng này sẽ gây ra hiện tượng say nắng bởi cơ thể bị mất điện giải, mất cân bằng sinh hóa nội môi tế bào. Ngoài ra, chính sự mất nhiệt do cơ thể thoát mồ hôi nhanh cũng làm cho hệ cân bằng sinh thái của các cơ quan nội quan bị suy giảm chức năng, ví dụ như chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, trong mùa nóng, cơ thể thường xuyên bị “rít rát” khó chịu do ra nhiều mồ hôi. Đối với những người “ở sạch”, cảm giác đó thật khó chịu, chỉ muốn lao ngay vào phòng tắm dội vài gáo nước cho mát và sạch, nhất là những người có thói quen tắm đêm… Việc làm này vô hình trung gây ra một cuộc xung đột ngay tại mô biểu bì và hệ tiêu độc dưới da (còn gọi là tam tiêu): một bên đưa mồ hôi ra da để thoát nhiệt, một bên lại dội nước mát làm giảm nhiệt lượng trên bề mặt da. Hậu quả là cơ thể bị mất cân bằng nhiệt bên trong, dẫn tới việc cơ thể bị nhiễm lạnh từ từ. Việc nhiễm lạnh này xảy ra âm thầm và có khi gây ra những cơn đột quỵ sau khi tắm vào mùa hè mà ít ai để ý và nghiên cứu. 

Sau thời gian dài theo dõi môi trường gây bịnh cho cơ thể, chúng tôi thấy hầu hết những bịnh cơ hội và những tình tiết tăng nặng hiện tượng bịnh lý trong mùa nóng có nhiều yếu tố, chứng trạng thay đổi, nhưng chung quy cũng do không giữ ấm đúng cho cơ thể trong mùa nóng bức, bên cạnh đó khí hậu thay đổi ngày càng thất thường khiến chúng ta dần mất cảnh giác với những sinh hoạt thường nhật làm cơ thể mất cân bằng.

Vào mùa nóng ẩm, chúng ta chỉ cần lưu ý những điều sau:

- Phải chờ thật ráo, khô mồ hôi trước khi tắm, tắm bằng nước ấm chứ không nên tắm nước lạnh. Những ai không chờ được thì giặt khăn rồi vắt thật khô để lau người. Điều này sẽ giúp cơ thể tránh nhiễm nước do hiện tượng mở lỗ chân lông (việc nhiễm nước sẽ gây bịnh lý lâu dài cho cơ thể).

- Ăn uống đầy đủ chất vi khoáng, và nhất là đừng uống quá nhiều nước đá trong lúc đang khát sẽ làm giảm “tuổi thọ” của các cơ quan nội tạng.

- Ăn chín uống sôi để phòng tránh những vi khuẩn phát triển mạnh trong mùa nóng gây ngộ độc đường tiêu hóa.

- Mỗi buổi sáng ngủ dậy tập thể dục cho khí huyết lưu thông, đem năng lượng đi khắp cơ thể; uống một ly trà có gừng, chanh, tía tô cũng là một hình thức dưỡng sinh, cung cấp dưỡng chất thiên nhiên và tăng thêm sự ấm áp cho cơ thể.

Với những lưu ý trên, quý bạn đã làm được việc “Giữ ấm trong mùa nóng” cho cơ thể để chúng ta có một sức khỏe dồi dào và phòng được vô số bịnh sau này. Cuộc sống ngày càng nhiều mối lo toan, mà một trong những mối lo đó là khi chúng ta đổ bịnh sẽ như thế nào. Vì vậy, để quẳng gánh lo đi mà vui sống, chúng ta nên trang bị cho mình những hiểu biết nhất định trong cách phòng chống bịnh tật, như thế cũng là góp phần tạo ra một cuộc sống chất lượng cho chính mình. 

SG 05/05/2022

Hậu học

Tùy Phong Phi Vân chấp bút




 

 

 


29 thg 4, 2022

 DÙNG NHÂN SÂM PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG NỘI TẠNG


Như chúng tôi đã nói trong bài “Nhân SÂM, sự hiểu lầm chết người”, vị SÂM trong y học cận thiên nhiên có tác dụng LÝ KHÍ (sửa sai, hay còn gọi là giải độc) cho những chức năng bị tổn thương. Chính vì SÂM làm được việc này nên tất cả các bệnh chứng sẽ bị đẩy lui, cơ thể sẽ dần phục hồi nên người dùng không am hiểu cứ tưởng là SÂM bổ dưỡng, rồi dùng SÂM theo kiểu: “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” cực kỳ tai hại. Hậu quả của việc dùng SÂM vô tội vạ diễn ra một cách âm thầm trong cơ thể, và nó sẽ bộc phát khi chính cơ thể bị kích ứng với lượng độc do SÂM giải quyết vì các chất độc này vượt quá khả năng đào thải của cơ thể. 

Theo nguyên lý bình thường, mỗi ngày lượng chất độc trong cơ thể sẽ được thải ra qua các tuyến mồ hôi, đường tiêu tiểu và hệ thống bài tiết chất nhầy... Tất cả đều có hạn lượng và được điều tiết phù hợp với công suất hoạt động của hệ thống bài tiết chất thải của cơ thể. Lượng chất độc do SÂM xử lý tăng cao bất thường trong thời gian dài sẽ khiến hệ thống bài tiết của cơ thể bị quá tải (trong y học truyền thừa, nó được gọi là TAM TIÊU – hệ thống tiêu độc bao trùm khắp các cơ quan nội tạng và mô trong cơ thể). Điều này khiến những người uống SÂM độc vị thường xuyên (chỉ dùng một vị SÂM) bị dị ứng mẫn ngứa toàn thân do cơ thể phản ứng quá mức khi bị ức chế, từ đó gây ra rất nhiều “bịnh lạ” không tìm được nguyên nhân. Các “bịnh lạ” này được y học cận lâm sàng đặt ra rất nhiều tên để gọi. Và thông thường, để giải quyết những chứng trạng đó, người ta hay dùng một “thần dược” có gốc kháng histamin, nó là một loại hóoc môn có gốc cortisol. “Thần dược” này là con dao hai lưỡi, nó gây ra nhiều biến chứng về rối loạn chuyển hóa như: tăng đột biến lượng đường huyết, có thể thay đổi đột ngột nồng độ huyết tương…

Ngày nay, trong thực phẩm có quá nhiều hóa chất bảo quản, chất tẩm ướp, hương liệu; các loại mùi thơm trong xe, các chất khử mùi phòng... đã làm hệ thống giải độc trong cơ thể bị quá tải. Sự thiếu hiểu biết và dùng thuốc theo truyền miệng mà không có bất cứ một đánh giá nào cũng làm tăng thêm gánh nặng giải độc của cơ thể. Chính vì bị quá tải, hệ miễn dịch (hệ tiêu độc) trong cơ thể chúng ta không thể nào đáp ứng được những thay đổi đột ngột của thời tiết. Cơ thể cũng bị mất định hướng chỉ định tiêu độc trước vô vàn những chỉ định tiêu độc có trong thức ăn, môi trường sống. Nói cho dễ hiểu là trước quá nhiều tín hiệu giải độc được phát ra, cơ thể không biết phải đáp ứng tín hiệu nào trước, tín hiệu nào sau, rồi lâm vào tình trạng ra chỉ định xử lý một cách loạn xạ, chỗ thừa chỗ thiếu, chỗ nặng chỗ nhẹ, không đúng thứ tự ưu tiên cần thiết. Hậu quả là những chứng bịnh lạ xuất hiện càng ngày càng nhiều, độ tuổi bị bịnh giảm dần, số lượng bịnh nhân tăng cao ở trẻ em, trẻ vị thành niên, những cơn đột quỵ đến với những người chưa đến 30 tuổi và còn nhiều nhiều nữa những hiện trạng bịnh lý bất thường.

Những chứng trạng bất thường này xuất hiện là do sự suy hoại bên trong cơ quan nội tạng của chúng ta. Lúc này, SÂM xuất hiện thật là đúng lúc. Thế nhưng, dược tính cao quý tuyệt hảo của SÂM phải được kết hợp chặt chẽ với những thảo dược có chức năng dẫn truyền đào thải chất độc, kèm với thức ăn bổ dưỡng không gây kích ứng (*) sẽ làm cơ thể phục hồi đáng kinh ngạc. Cổ phương đã đúc kết, truyền lại những bài thuốc này và cứu được bao nhiêu con người từ ngàn xưa như: “Nhân SÂM bại độc chỉ linh đồng, Kiết cánh sài tiền khương độc khung…”, hay bài “Nhân SÂM thanh phế thang”. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, những bài thuốc này vô cùng hay sau khi chúng tôi thử dùng và điều chỉnh theo đúng thời tiết khí hậu của nơi người bệnh ở.

Trong tình hình hiện tại, do sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, hậu quả của những di chứng hậu căn bịnh covid, chúng tôi đã kết hợp SÂM và những cây cỏ có tính thông đàm thanh phế cùng với các bài tập khí công đơn giản để điều trị cho người thân, đem lại những kết quả khả quan từ việc khắc phục triệu chứng bịnh lý đến những hình ảnh x-quang. Và không nghi ngờ gì nữa, nếu biết kết hợp SÂM với dược tính của các loại cây cỏ thiên nhiên thì khả năng phục hồi và chữa trị những tổn thương nội tạng là hoàn toàn có thật. Đó chính là sức mạnh hoàn thiện mà thiên nhiên đem đến cho chúng ta (mà cụ thể là nơi ta đang sống). Vì vậy, ngoài việc chung tay bảo vệ thiên nhiên, chúng ta cũng đừng quên ơn những nghiên cứu thực tiễn mà tiền nhân đã mất rất nhiều tâm huyết để lại cho hậu thế. 

Sài gòn 23-04-2022

Hậu học

Tùy Phong Phi Vân