Trang

30 thg 11, 2022

Phần 2: Mẹ ơi, mẹ thương con nhưng đừng mất bình tĩnh khi con khó ở nhe

 Phần 2: Mẹ ơi, mẹ thương con nhưng đừng mất bình tĩnh khi con khó ở nhe

        Sau có con và chăm chúng, nhất là những đêm con sốt, vặn người khó ở mà người mất bình tĩnh nhất là mẹ của chúng, với “tất cả vì tình thương thôi mà con”. Chính tình thương con quá đỗi của vợ tôi, cũng làm tôi cuốn và những vòng xoáy mất bình tĩnh thiếu suy xét tận tường các khía cạnh hiện tượng mà con mình đang mắc phải, bé khóc không dứt, đến khi đỏ người từng mảng, nhìn thật xót. Ngay lúc đó như có một luồng điện làm tôi giật mình, tôi tự nhủ sao lại mất bình tĩnh như thế này sao mà giải quyết !!!!? 

        Và tôi bắt đầu hít thở cho thật bình tĩnh, sau đó suy xét lại từng yếu tố có thể gây ra những “problem” (“vấn đề”). 

        Vấn đề đầu tiên: khi bé mới ra đời, vừa ra khỏi bụng mẹ, đứa bé bị chuyển hai cách sống giữa “Tiên thiên” và “Hậu thiên”, chắc có lẽ giống như một con người tuột dốc xuống một vực sâu thẳm, chắc là hoảng sợ lắm. Từ trạng thái thở bằng rún, tự nhiên bây giờ lại thở bằng mũi, một bên là chỉ một mùi tình thương từ dòng máu mẹ bây giờ phải ngửi thấy đủ mùi từ ester phòng mổ, phòng sinh, mùi các loại không biết gì cả với một cái mũi mới tinh đầy nhạy cảm. Từ một chỗ không phải hả miệng ra ăn mà ăn bằng dòng dinh dưỡng tinh khiết nhất trên vũ trụ đầy yêu thương bây giờ phải hả họng ra nuốt, con biết nuốt sao đây mẹ, bâng khuâng quá, đã vậy mà con mút hoài không thấy thứ gì cả làm sao đây? Con thấy tủi thân quá, cứ giống như con bị bỏ rơi vậy nên con chỉ biết khóc, khóc thật to, mẹ có biết không? Tôi trầm lặng trong trạng thái đó và nhìn về những điều mà con mình sẽ phải đối mặt với cuộc sống lạ lẫm này. Tôi phải giải quyết sao đây, mình đã từng là con lúc mới ra đời cơ mà, hãy suy nghĩ đi để tìm điều gì đó đi, tôi tự thúc giục tôi.

        Vấn đề thứ 2: Bộ đồ cho con mặc để che dấu ấn vườn địa đàng, ba mẹ thật là thương nên đã mua cho con một bồ đồ thật đẹp, giặt ủi thẳng thớm, thơm tho bằng nhiều chất xả được nhà sản xuất quảng cáo là sẽ rất mềm mại, rất thơm. Nhưng sao con mặt vào không cảm nhận được mùi thơm vì với con mùi chất nước êm dịu tình thương của mẹ, mà hằng đêm ba áp tai vào nói chuyện với con quen hơn, thân thương hơn. Con muốn nói với ba mẹ lắm, đối với con cái mùi thân thương kia đỡ làm con khó chịu với một hệ thống cảm nhận mùi còn đơn sơ và hệ thống dây dẫn thần kinh còn quá mong manh. Con cũng muốn nói cho ba mẹ biết cây hoa sữa ngoài đường đã làm cho ba mẹ mất ngủ mỗi tối nó nở ngào ngạt thơm, nếu tốt tại sao ba mẹ lại ngủ không được khi ngửi nó… Chưa kể da của con không thấy mịn như ba mẹ nghĩ, con chỉ thấy cái gì đó cắn cắn ở da con, vì sao ba mẹ biết không? Vì con được tình yêu thương ba mẹ bao bọc bằng chất nước xuất phát từ tình thương ba mẹ mềm mại lắm ba mẹ biết không? Và tôi đã tâm sự bằng sự tĩnh lặng đó với con tôi. Và tôi nhớ lời mẹ tôi, người đã dạy tôi những kiến thức y học thường thức hữa ích đầu tiên về cách ăn, cách uống, cách đối nhân xử thế đầy tình yêu thương: “con cứ đi xin đồ của của chị hàng xóm mà mặc cho con bé để lấy cái huông dễ nuôi”… đúng là lúc nghe khi bé chưa ra đời, câu nói nghe thật là mê tín dị đoan, nhưng nếu chịu bỏ đi cái “tôi luôn đúng”, tôi chợt hiểu ra lời mẹ tôi thật vi diệu, một thứ mình không thể cảm nhận được vì mỗi người có một cảm nhận về sự mềm mịn khác nhau, và bé cũng vậy. Phóng xa hơn nữa của việc suy luận có lý, mẹ tôi hoàn toàn có lý với những quần áo cũ, được giặt đi giặt lại giữa các bà mẹ nuôi con đúng là có huông, mà huông này là gì? Đó là sợi vải đã mềm tới mức mà một làn da nhạy cảm có thể chấp nhận được, vả lại con mình mới ra đời bạn ấy đâu biết làm đẹp hay se sua với ai, bạn ấy chỉ cần sự yêu thương skin to skin của cha mẹ. Ngẫm lại tôi mới thấy chắc có lẽ tôi và bà xã thích se sua con mình đẹp hơn con người khác chứ không phải đây là điều bạn ấy muốn.

(Cho tôi được tiếp sau vì tôi phải làm việc rồi, lương tâm thấy lấy cắp thời gian của công ty như vậy là đã quá)

(ngày 30-11-2022, Tùy Phong Phi Vân)

29 thg 11, 2022

DINH DƯỠNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG SỰ THẬT CỦA TÔI

 DINH DƯỠNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG SỰ THẬT CỦA TÔI

Phần 1: Những dấu ấn ban đầu để tôi viết về đề tài này

Sau bao lâu nghiên cứu về y học truyền thừa, kết hợp với những môn học truyền thừa khác mà tôi có nhân duyên được tiếp cận và học, tôi chợt nhận ra những hiểu lầm chết người từ sách báo, thông tin trên internet mạng xã hội, những định hướng thông tin từ một mục đích nào đó mà hậu quả chính là những người nghe theo một cách mù quáng sẽ trả giá bằng chính cuộc sống của chính họ và gia đình họ và không ít trường hợp tiền mất tật mang cho cả một gia đình.

Từ câu chuyện mà tôi bâng khuâng nhất đó là câu chuyện sữa bò, nguồn dinh dưỡng mà chính Đức Phật sau 49 ngày tìm chân lý dưới cội Bồ đề, uống để có dinh dưỡng khi trở lại cõi ta bà này để truyền trao một cách sống tuyệt vời. Không một văn tự khi Ngài giảng mà ngày nay hơn 2500 năm vẫn vững vàng, mà chính thiên tài cưỡi ánh sáng Albert Einstein cũng phải thốt lên về sự “Chí thiện” về những điều ngài để lại cho thế gian. Dòng sữa nhiều dinh dưỡng đó lại được “ai đó” định hướng tạo thành một dư luận đánh vào tình thương của các bà mẹ đang nuôi con là "chúng ta đang dành sữa của con bò con, đừng nên uống như thế"… Tôi đã thật sự hoang mang và tôi nghi ngờ chính tôi, nghi ngờ luôn cả sự hiểu biết, mắt thấy tai nghe, sờ mó của mình vào con bò sữa. Sau một thời gian nghiên cứu từ thực tế cho đến tài liệu “Sữa bò là do con bò sữa cho sữa” và điều này là sự thật của Tạo hóa chứ không phải là ta lấy sữa của con bò mẹ mới sinh để cắt khẩu phần của bò con. Và tôi đặt cho tôi một câu hỏi: Tại sao một tình thương bao la của Tạo hóa lại biến thành như vậy nhỉ? Một thứ thông tin mà làm chính cả tôi, người học nhiều môn khoa học tự nghi ngờ chính kiến thức của mình. Có chăng, sữa bò bây giờ không phải của con bò ăn cỏ mà có thể bò ăn cỏ kèm cám tổng hợp, vì vậy mà có thể sữa của con bò ấy không còn thuần dinh dưỡng tốt cho con người thời nay, nhưng sữa bò là của con bò sữa. Và mỗi ngày tôi vẫn dùng từ ½ đến 1lít sữa bò nuôi bằng cỏ của các Sơ dòng “Mến Thánh Giá” ở quận 2.

Câu chuyện thứ hai là đi đâu tôi được quảng cáo những thức ăn, thức uống chứa “SÂM”, đến độ tôi phải nghi ngờ đến sự học hiểu biết của tôi về khoa học và y học truyền thừa. Đến ngày tôi chợt nhận ra, dân ta rất thích sâm nên thứ gì họ thấy tốt thì cho là sâm và đó là cơ hội cho những người trục lợi lòng tin, một thứ quý giá trong cả một đời người đã bị đối xử chà đạp một cách không thương tiếc. Thế là bài viết “Sâm và những hiểu lầm chết người” đã có mặt trên cuộc đời để hi vọng ai đó có duyên sẽ đọc và tìm hiểu thêm, từ đó sẽ bớt tiền mất tật mang. Như đã nói trong bài đó, để xác định được một củ nào đó có phải là sâm hay không, ta phải dựa trên số lượng và hàm lượng Saponin trên củ đó, và ở nước ta cũng có một dạng sâm đốt-sâm Ngọc linh có một hàm lượng cao về Saponin. Và vì huyền thoại đó người ta đã đào bới núi rừng Ngọc Linh tan hoang để khai thác, để làm giả và còn hơn thế nữa. Từ quan chức cao cấp truy lùng cho đến những tài phiệt kinh doanh giàu có luôn muốn có một hủ rượu thần thánh “Sâm Ngọc Linh” để mà giải độc say rượu khi lỡ quá chén khi tiếp khách, công dụng được đùn đẩy lên và giá thành cũng tăng vọt theo số đốt của củ sâm khó kiếm đó và càng ngày tôi lại thấy càng nhiều các loại gắn mác “Sâm Ngọc Linh” bày bán ngoài chợ với bao bì nhãn mác thật đẹp, thật bắt mắt. Bản thân tôi cũng đang nghiên cứu về loại sâm này và may mắn được một người có chức quyền tặng cho tôi từ rất lâu – 20 năm trước, lúc mà ít người biết về sâm vùng K11 đầy huyền thoại tên là “thuốc dấu” của người đồng bào vùng cao Quảng Nam hay dùng để đi rừng bớt mệt. Củ sâm mấy chục đốt rất lớn và nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, ai có duyên nhìn vào cũng trầm trồ. Bản thân tôi, cũng chưa có nhiều tài liệu mặc dù đã tìm kiếm rất nhiều để mãn nhãn tính dược của sâm Ngọc Linh về tác dụng của các dược chất của sâm Ngọc Linh với tác dụng lâm sàng được nghiên cưu kỹ lưỡng như các loại “sâm” truyền thống khác như Hàn Quốc, Canada.

Còn những câu chuyện khác nữa mà tôi tạm kết thúc phần này hôm nay, những phần sau tôi sẽ viết tiếp sự thật của tôi, không đánh số nữa và cũng chưa biết sẽ kết thúc lúc nào. Xin quý bạn nếu tôi không viết nữa không có nghĩa là sự thật của tôi về các loại dinh dưỡng tôi chiêm nghiệm đã hết, mà vì có thể vì tôi thấy đề tài khác thiết thực cần thiết trước nên tôi viết trước, còn những phần tiếp theo tôi sẽ từ từ để các quý bạn đọc dần cho vui. Xin cảm ơn.

(Ngày 29/11/2022, Tùy Phong Phi Vân)


          

7 thg 11, 2022

MẸ BỈM, CON SỐT CHỚ VỘI, HẬU QUẢ SUỐT ĐỜI CON

Phần 1: Mẹ ơi con chưa phải bịnh đâu – lời nói con thơ trong sâu thẳm vô vọng

Sự yêu thương của cha mẹ với con cái là một điều vô cùng thiêng liêng. Điều thiêng liêng đó được thấm nhuần vào như một hành động vô thức và người Việt Nam vốn trọng tình người. Nó như là một phản ứng vô điều kiện, mà khi con cái mình có bất cứ vấn đề gì, các bậc cha mẹ cứ như ngồi trên đống lửa.

Thời cha mẹ tôi, cuộc sống khó khăn do chiến tranh, vật chất thiếu thốn ấy vậy mà ông bà vẫn nuôi dưỡng được đến 10 người con ăn học, chưa kể nuôi thêm con nuôi do hoàn cảnh những anh chị đó mất cha mất mẹ. Chúng tôi sống bên nhau hòa thuận, vui vẻ, có gì ăn nấy, bịnh tật thời tiết chỉ có cây nhà lá vườn, lúc thì xông, lúc thì uống, lúc thì cạo gió, chắc có lẽ trời thương chăng? Chắc vậy mà nhà tôi và một vài gia đình đông con xung quanh cũng có tiến sỹ, kỹ sư có những công trình vẫn đứng vững với thời gian về mặt tri thức.

Ngày nay vợ chồng đến với nhau, đầy đủ hơn, được trang bị kiến thức nhiều hơn, nhưng không dễ gì nuôi được vài người con, xã hội ngày càng đòi hỏi trang bị nhiều những thứ kỹ năng sống, nhiều kiến thức, tưởng chừng rất quan trọng, nhưng khi gặp một khó khăn nhỏ trong cuộc sống hiện tại các bạn trẻ lại lúng túng, mất bình tỉnh, dễ nổi cáu.. Thứ mà chúng tôi được cha mẹ nhà trường dạy ngay từ lúc đầu với: “Tiên học lễ - Hậu học văn”, “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tưởng chừng vô bổ nhưng lại cho chúng tôi cách ứng xử tôn trọng nhau trong cuộc sống đầy dẫy khó khăn, biết nhường nhịn, chia sẻ nhau từng bữa cơm, từng hành động mình phải suy xét kỹ trước khi làm.

Sau này, khi tôi bắt đầu hiểu biết, mẹ tôi hay sai tôi ra vườn ngắt những thứ rau cỏ, để chữa cho những đứa bé hàng xóm con của các chị. Tôi thường xuyên hỏi bà về những cây cỏ đó và sau này mới biết bà là con của một Ngự y Triều đình. Đứa bé yêu khoa học tự nhiên là tôi đã bị thấm những thứ kiến thức môi trường cây cỏ vào máu từ lúc nào không hay. Cũng chính sau này bà nói với tôi về những bài thuốc trong ca dao tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú. Sau khi học nhiều về khoa học kỹ thuật, máy tính, tự động hóa, càng ngày càng thấy cái thứ y khoa nôm na truyền miệng của bà dành cho tôi thật là vi diệu. Và, tôi muốn đào sâu hơn một cách hoàn toàn khoa học lý tính, phân tích và quan sát dưới nhiều giác độ để thấy được cái vi diệu đó một cách xác tín và ngày “có công mài dũa có ngày nên.. thân” tôi chợt vỡ òa ra nhiều thứ. Những thứ tưởng chừng như mê tín lại vô cùng khoa học mà một vị sư phụ biết học trò mình không đủ kiến thức để giải thích, bắt học thuộc bằng những ẩn dụ rất thần thoại bí ẩn… lại rất khoa học.

Tôi nhận ra từ khi chính tay mình nuôi con, sốt là một hiện rất đổi bình thường mà trời đất ban cho đứa bé chưa biết nói năng nói về sự phản ứng của cơ thể bé khi bị môi trường xung quanh tác động một cách quá mức trước sự hớ hênh của cha mẹ.

Một đứa bé ở trong bụng mẹ lúc nào cũng được nuôi dưỡng bằng dung dịch tốt nhất trên quả đất này chính là dòng máu của bà mẹ lúc nào cũng đảm bảo 37,5 độ C, lại mặc phong phanh cho mát. Tình thương vô ý dành cho con, luôn muốn con mình mặc đẹp nhất với một loại sợi vải mới sắc như dao miết trên làn da trẻ sơ sinh trong khi bé được nuôi dưỡng trong một làn nước ôn ấm êm ái đền dịu kỳ trong bụng mẹ, sự đau đớn của con nào ba mẹ có biết đâu, nên con phải vặn mình, không ngủ yên những lúc bị phản ứng như thế. Sự ăn uống không đúng cách, làm cho dòng sữa mẹ không còn tươi mát, như sự thật tình yêu con.

Những thứ như thế đem lại cho con trẻ những phản ứng, có lúc sốt, có lúc vặn người, có lúc khóc không dứt, chung quy nó không phải là bịnh lý. Nhưng đa phần các bà mẹ, ông bố thời hiện đại lại thiếu sự nhạy cảm về cuộc sống lại coi đó như là một bịnh lý, và định hướng chữa trị cho con mình như một bịnh lý. Từ đó, con sa sút dần, bịnh viện trở thành nhà và càng ngày con trẻ càng phụ thuộc vào bịnh viện… (còn tiếp)

(Tùy Phong Phi Vân – 06/11/2022 xem tiếp ở phần 2 )

 

3 thg 11, 2022

Bát cháo hành Thị Nở - Yêu đầy, nhưng chưa đủ…

Năm 1941, một tác phẩm mà nhà văn Nam Cao mượn câu chuyện một phút  thăng hoa của một đôi nam nữ bên cái lò gạch cũ, để nôm na nói lên tình cảnh của một thế hệ dân tộc, nhưng không quá bi quan vì còn một thứ còn lại nhỏ nhoi, góc rất sâu của lương tri, đó là tình người. Vượt qua tất cả, Thị N một cô gái xấu xí nhưng tấm lòng thật đẹp thể hiện qua bát cháo hành giải cảm cho Chí Phèo, một người sống càn đến độ bất cần thân thể.

Ngày ấy, có một bát cháo hành đã là quá sức tưởng tượng. Ngày nay vật chất nhiều hơn, bát cháo hành không chỉ có hành, mà còn thêm trứng gà hay thịt. Một bát cháo như thế khi được người nhà mang lên cho mình ăn trong lúc bị trúng cảm thì thật là tuyệt vời, trong đó vị hành, tiêu làm cho ấm kinh mạch thông qua ấm tỳ vị. Trứng và thịt bằm cung cấp năng lượng và từ đó cơ thể tự sinh ra kháng thể đ chống lại bịnh tật do sự thay đổi thời tiết môi trường làm cơ thể mất cân bằng.

Chỉ tiếc rằng, Thị Nở thời ấy nếu có biết chút cây nhà lá vườn, thì có lẽ Chí Phèo sẽ mau lành hơn, tràn đầy sinh lực hơn, với những thứ sẵn có trong vườn nhà nào gần như cũng có ở miền ngoài đó là: Tía tô, kinh giới, gừng, sả, lá chanh…

Ngày nay, khi bị nhiễm cảm thời tiết, ngoài cháo hành đủ vị và ăn những thực phẩm như nêu trên, sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng ta đánh bại bất cứ loại virus nào mới xâm nhập vào cơ thể. Chúng ta phải luyện tập sức khỏe, và nên ăn những loại thực phẩm có tính đào thải chất độc, và nâng cao thể trạng như tía tô, kinh giới…

Nếu các bạn lười, hoặc không có thời gian thì tìm các loại trà từ các loại thảo mộc đó để lấy lại sự cân bằng năng lượng sống cho mỗi ngày. Trà Đồng Dao cũng là một lựa chọn đấy các bạn.

Trà Đồng Dao - Năng lượng tích cực mỗi ngày

https://www.facebook.com/tradongdao/

#tradongdao