Trang

7 thg 11, 2022

MẸ BỈM, CON SỐT CHỚ VỘI, HẬU QUẢ SUỐT ĐỜI CON

Phần 1: Mẹ ơi con chưa phải bịnh đâu – lời nói con thơ trong sâu thẳm vô vọng

Sự yêu thương của cha mẹ với con cái là một điều vô cùng thiêng liêng. Điều thiêng liêng đó được thấm nhuần vào như một hành động vô thức và người Việt Nam vốn trọng tình người. Nó như là một phản ứng vô điều kiện, mà khi con cái mình có bất cứ vấn đề gì, các bậc cha mẹ cứ như ngồi trên đống lửa.

Thời cha mẹ tôi, cuộc sống khó khăn do chiến tranh, vật chất thiếu thốn ấy vậy mà ông bà vẫn nuôi dưỡng được đến 10 người con ăn học, chưa kể nuôi thêm con nuôi do hoàn cảnh những anh chị đó mất cha mất mẹ. Chúng tôi sống bên nhau hòa thuận, vui vẻ, có gì ăn nấy, bịnh tật thời tiết chỉ có cây nhà lá vườn, lúc thì xông, lúc thì uống, lúc thì cạo gió, chắc có lẽ trời thương chăng? Chắc vậy mà nhà tôi và một vài gia đình đông con xung quanh cũng có tiến sỹ, kỹ sư có những công trình vẫn đứng vững với thời gian về mặt tri thức.

Ngày nay vợ chồng đến với nhau, đầy đủ hơn, được trang bị kiến thức nhiều hơn, nhưng không dễ gì nuôi được vài người con, xã hội ngày càng đòi hỏi trang bị nhiều những thứ kỹ năng sống, nhiều kiến thức, tưởng chừng rất quan trọng, nhưng khi gặp một khó khăn nhỏ trong cuộc sống hiện tại các bạn trẻ lại lúng túng, mất bình tỉnh, dễ nổi cáu.. Thứ mà chúng tôi được cha mẹ nhà trường dạy ngay từ lúc đầu với: “Tiên học lễ - Hậu học văn”, “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tưởng chừng vô bổ nhưng lại cho chúng tôi cách ứng xử tôn trọng nhau trong cuộc sống đầy dẫy khó khăn, biết nhường nhịn, chia sẻ nhau từng bữa cơm, từng hành động mình phải suy xét kỹ trước khi làm.

Sau này, khi tôi bắt đầu hiểu biết, mẹ tôi hay sai tôi ra vườn ngắt những thứ rau cỏ, để chữa cho những đứa bé hàng xóm con của các chị. Tôi thường xuyên hỏi bà về những cây cỏ đó và sau này mới biết bà là con của một Ngự y Triều đình. Đứa bé yêu khoa học tự nhiên là tôi đã bị thấm những thứ kiến thức môi trường cây cỏ vào máu từ lúc nào không hay. Cũng chính sau này bà nói với tôi về những bài thuốc trong ca dao tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú. Sau khi học nhiều về khoa học kỹ thuật, máy tính, tự động hóa, càng ngày càng thấy cái thứ y khoa nôm na truyền miệng của bà dành cho tôi thật là vi diệu. Và, tôi muốn đào sâu hơn một cách hoàn toàn khoa học lý tính, phân tích và quan sát dưới nhiều giác độ để thấy được cái vi diệu đó một cách xác tín và ngày “có công mài dũa có ngày nên.. thân” tôi chợt vỡ òa ra nhiều thứ. Những thứ tưởng chừng như mê tín lại vô cùng khoa học mà một vị sư phụ biết học trò mình không đủ kiến thức để giải thích, bắt học thuộc bằng những ẩn dụ rất thần thoại bí ẩn… lại rất khoa học.

Tôi nhận ra từ khi chính tay mình nuôi con, sốt là một hiện rất đổi bình thường mà trời đất ban cho đứa bé chưa biết nói năng nói về sự phản ứng của cơ thể bé khi bị môi trường xung quanh tác động một cách quá mức trước sự hớ hênh của cha mẹ.

Một đứa bé ở trong bụng mẹ lúc nào cũng được nuôi dưỡng bằng dung dịch tốt nhất trên quả đất này chính là dòng máu của bà mẹ lúc nào cũng đảm bảo 37,5 độ C, lại mặc phong phanh cho mát. Tình thương vô ý dành cho con, luôn muốn con mình mặc đẹp nhất với một loại sợi vải mới sắc như dao miết trên làn da trẻ sơ sinh trong khi bé được nuôi dưỡng trong một làn nước ôn ấm êm ái đền dịu kỳ trong bụng mẹ, sự đau đớn của con nào ba mẹ có biết đâu, nên con phải vặn mình, không ngủ yên những lúc bị phản ứng như thế. Sự ăn uống không đúng cách, làm cho dòng sữa mẹ không còn tươi mát, như sự thật tình yêu con.

Những thứ như thế đem lại cho con trẻ những phản ứng, có lúc sốt, có lúc vặn người, có lúc khóc không dứt, chung quy nó không phải là bịnh lý. Nhưng đa phần các bà mẹ, ông bố thời hiện đại lại thiếu sự nhạy cảm về cuộc sống lại coi đó như là một bịnh lý, và định hướng chữa trị cho con mình như một bịnh lý. Từ đó, con sa sút dần, bịnh viện trở thành nhà và càng ngày con trẻ càng phụ thuộc vào bịnh viện… (còn tiếp)

(Tùy Phong Phi Vân – 06/11/2022 xem tiếp ở phần 2 )

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét